Đàn tranh có bao nhiêu dây? Nguồn gốc xuất hiện của đàn tranh

Đàn tranh có bao nhiêu dây là một trong những cụm từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi muốn hiểu tường tận, cặn kẽ về loại nhạc cụ truyền thống này. Vậy nguồn gốc xuất hiện và ý nghĩa cũng như cách chơi như thế nào thì mời bạn đọc bài viết này của trang freedforgovernor nhé!

I. Nguồn gốc xuất hiện của đàn tranh

1. Tại Trung Quốc

Ý nghĩa của đàn tranh là gì?

Trước khi tìm hiểu đàn tranh có bao nhiêu dây thì chúng ta cần tìm hiểu đàn tranh là gì và có nguồn gốc từ đâu? Theo Bách Khoa từ điển tiếng Việt, đàn tranh là một loại nhạc cụ truyền thống của người Phương Đông xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc sau đó du nhập sang nhiều nước khác nhau như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.

Tiền thân của đàn tranh là đàn sắt – do người cổ đại của Trung Hoa phát minh để tạo âm thanh trong những dịp cúng tế. Đàn tranh là phiên bản nhẹ nhàng, đơn giản, dễ chơi và chất lượng hơn nhiều được sử dụng rộng rãi vào khoảng những năm 500 trước công nguyên. Trải qua nhiều vị hoàng đế của Trung Quốc, đàn tranh có sự cải tiến để phù hợp hơn với xu thế của thời đại.

2. Tại Việt Nam và các nước khác

Tại nước ta, đàn tranh xuất hiện từ thời nhà trần, được các cung phi mĩ nữ dùng để gảy cho những cuộc vui của vua chúa trong cung điện. Nó cũng thể hiện khá rõ nét ngôn ngữ của nhạc Việt và phù hợp với thuần phong mỹ tục, quan niệm của người Việt nên được đón nhận tích cực.

Đàn tranh có hình lá chắn, thuộc họ dây và dùng chi để gảy, kéo. Nó được dùng để phối khí trong nhiều giai điệu thể loại từ dân ca trữ tình đến sôi động hiện đại như dòng nhạc Pop, Âu Mĩ,… Mặc dù âm điệu phát ra khác nhau nhưng nó được ví như nhạc cụ zither của người phương tây lúc bấy giờ.

II. Đàn tranh có bao nhiêu dây?

Đàn tranh có bao nhiêu dây tùy thuộc vào từng thời kỳ. Có thời kỳ 9 dây, có thời 16 dây, có thời kỳ lại 22 – 23 dây. Người chơi cần dùng que để gõ, kéo hay dùng tay để gảy tạo ra những âm điệu khác nhau đòi hỏi sự khéo léo và có năng khiếu cảm thụ về âm nhạc. Dĩ nhiên, khả năng của con người là vô hạn nên nếu kiên trì thì bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

Ngoài thay đổi về số lượng dây, đàn tranh còn có sự cải tiến về hình dáng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ hình cánh bướm to bành được canh tân thành những hình dáng hiện tại nhỏ gọn và bắt mắt hơn.

III. Cách chơi đàn tranh như thế nào?

Đàn tranh được du nhập sang nhiều quốc gia khác nhau và có thể mỗi nơi sẽ có cách tiếp thu và chơi loại nhạc cụ này khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam – một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa phương Đông nên về số dây hay cách sử dụng cũng không khác nước bản địa mấy.

Người chơi sử dụng hai tay hoặc một tay đều được. Nếu chơi 1 đàn bằng cả hai tay thì dùng tay trái để đệm nhạc còn tay phải gảy đàn tạo những giai điệu lên xuống khác nhau tùy theo bản nhạc có cao độ như thế nào. Nếu như người xưa gẩy đàn bằng 2 gón thì người nay gẩy đàn bằng 3 hoặc 4,5 ngón, trong đó phổ biến nhất vẫn là ba ngón.

Cách đánh đàn tranh đơn giản mà hay nhất

Để biết cách đánh đàn tranh thì bạn cần biết các thang độ Do, Re, Mi,… tương ứng với C3, D3, F3,…với nắm rõ các cách gảy đàn đơn giản như: cách bậc, liền bậc, lên xuống,… Lưu ý không dùng móng tay để gẩy đàn trừ khi cần rung và vê.

Ngoài ra bạn còn phải chú ý tư thế của bàn tay cần phải nâng cao lên, ngón tay thả lỏng và khum lại còn ngón đeo nhẫn thì tì nhẹ phía trên cầu đàn; thay dây khi bị đứt, lướt dây, mạt,… Nói chung để học sâu thì bạn nên tìm người thầy hướng dẫn trực tiếp thì mới có thể nhuần nhuyễn và điêu luyện được.

Qua bài viết chắc không còn ai thắc mắc đàn tranh có bao nhiêu dây nữa đâu nhỉ? Nó có 16 dây hoặc nhiều hơn tùy từng giai đoạn và tùy vào từng quốc gia. Nó là một loại nhạc cụ truyền thống được sánh ngang với loại nhạc cụ hiện đại của phương tây cùng thời và được nhiều nước đón nhận tích cực, kể cả Việt Nam.